Nhiều triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

by admin
kinh tế

Trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là một đối tác quan trọng hàng đầu về kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do lớn… kỳ vọng mở ra triển vọng hợp tác kinh tế sâu rộng giữa hai nước thời gian tới.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Đối thoại kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức, ngày 25/2, tại Hà Nội.

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, năm 2018 hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 45 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một “điểm sáng” trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam.

kinh tế
 Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Đặc biệt trong những năm gần đây, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu về kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Theo đó, hiện Nhật Bản là nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA) lớn nhất, là nhà đầu tư lớn thứ hai và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Riêng các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ của Việt Nam đã nhận được đầu tư từ Nhật Bản lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc…

Riêng trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển ổn định, theo hướng ngày càng cân bằng. Giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản có sự gia tăng đáng khích lệ. Đơn cử, năm 2018, Việt Nam có nhiều mặt hàng chủ lực XK sang Nhật Bản có giá trị đạt từ 1 tỷ USD trở lên mỗi mặt hàng như dệt may; máy móc, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ…

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu (NK) từ Nhật Bản các mặt hàng phù hợp định hướng NK, có trọng tâm là phục vụ hoạt động sản xuất. Trong đó, có một số mặt hàng Việt Nam NK từ Nhật Bản có giá trị đạt từ 1 tỷ USD trở lên mỗi mặt hàng như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại.

Về phía đối tác Nhật Bản, Nhật Bản là thị trường NK lớn các mặt hàng thủy sản, công nghiệp, tiêu dùng như dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến… mà Việt Nam có thế mạnh. Ngược lại, Nhật Bản XK chủ yếu máy móc, thiết bị, phụ tùng… sang Việt Nam.

Đồng quan điểm với lãnh đạo VCCI, ông Kobayashi Yoichi – Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản – Mê-Kông, JCCI cho biết, tại buổi đối thoại hôm nay, ông đã dẫn đầu đoàn DN Nhật Bản gồm khoảng 40 DN hoạt động trong các lĩnh vực thương mại tổng hợp, sản xuất máy móc, linh kiện, ô tô, ngân hàng, xây dựng, thực phẩm, hàng không, đồ điện gia dụng… để tìm kiếm cơ hội hợp tác với các DN Việt Nam. “DN Nhật Bản mong muốn được tìm hiểu sâu và toàn diện hơn về tình hình, tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư với DN Việt Nam trong các lĩnh vực trên và có thể sớm hiện thực hóa sự hợp tác đó trong tương lai…” – ông Kobayashi Yoichi nhấn mạnh.

Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới, theo ông Vũ Tiến Lộc, hai bên cần tăng cường một số biện pháp. Cụ thể, cần củng cố hơn nữa mối liên kết giữa các DN Việt Nam và Nhật Bản; tăng cường hợp tác theo cơ chế đa phương để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư bằng cách tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do nhiều bên như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…; thường xuyên duy trì đối thoại và thực chất về các vấn đề liên quan đến đầu tư như cải cách môi trường kinh doanh của hai .

Related Posts

Leave a Comment